Ngoài ra, cạnh trên và cạnh dưới được làm chau chuốt, với chất liệu nhựa dẻo, khi cắm dây microUSB sẽ hạn chế tối đa xước, làm mất mỹ quan của máy. Cuối cùng là khả năng tháo mở nắp lưng một cách dễ dàng.
Điểm ấn tượng mà nhiều người thích ở chiếc V10 đó chính là cụm camera được bao bọc bởi viền kim loại khá sang trọng và có nét cổ điển trong thiết kế, với độ dày lớn hơn G4, cụm camera trên V10 không quá lồi và được bảo vệ một cách tuyệt đối đó chính là nhờ viền kim loại. Về vấn đề camera dễ bị xước trên siêu phẩm hồi đầu 2015 cũng không còn xuất hiện trên điện thoại V10.
LG cũng có bổ sung cho V10 một cảm biến vân tay có tích hợp sẵn ở nút nguồn đặt ở mặt sau, tuy nhiên thì kích thước nút nguồn được tăng lên đáng kể trên diện tiếp xúc với 2 phím tăng giảm âm lượng, và hơi khó bấm một chút. Như vậy, những thiếu sót về xu hướng chất liệu cùng khả năng cảm biến vân tay đã được LG thực hiện trên V10.
Xét về mặt cấu hình, máy có trang bị vi xử lý Qualcomm Snapdragon 808, thanh RAM 4GB, màn hình 5,7 inch độ phân giải 2K, camera 16MP có khẩu độ F1.8 và chạy trên nền hệ điều hành Android 5.1.1 Lollipop. Điểm chú ý trên chiếc điện thoại này đó là máy có sở hữu tới 2 màn hình cùng 2 camera trước cho góc chụp rộng lên tới 120 độ.
Màn hình phụ của máy có kích thước 2.1 inch độ phân giải 160 x 1040 pixels đặt cạnh 2 camera phụ với độ phân giải 5MP cùng nằm ở phía trên màn hình chính. Sau đây là những hình ảnh cận cảnh LG V10 tại thị trường Việt Nam.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon